Những câu hỏi liên quan
ArcherJumble
Xem chi tiết
Quách Duy Anh
23 tháng 9 2021 lúc 20:37

??????????????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 12 2017 lúc 4:32

Đáp án D

Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 11 2019 lúc 8:34

A. Mở đoạn: giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Chiểu , và hai câu thơ.

B. Thân đoạn:

* Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn cuả dân tộc, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam thế kỷ XI X , để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị, nhất là truyện Lục Vân Tiên ...

- Lục Vân Tiên là người anh hùng lý tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Chiến công đánh cướp của chàng mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong xã hội loạn lạc .Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện” báo đức thù công “ thì Vân Tiên ‘liền cười “ rồi đĩnh đạc nói :

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng “.

* Ý nghĩa của hai câu thơ :

Hai câu thơ tác giả thể hiện một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán .

B. Kết đoạn: Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao tinh thần nhân nghĩa , ca ngợi lý tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Quan niệm đó gắn với đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được...

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2018 lúc 8:35

1. Mở bài:

- Truyện Lục Vân Tiên – tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu đề cao những con người trung hiếu, trọng nghĩa.

- Vân Tiên một hình tượng đẹp nêu cao lí tưởng nhân nghĩa đó hành động đúng theo lí tưởng.

- Vị trí đoạn trích

2. Thân bài:

a. Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu người gặp nạn:

- Vân Tiên con nhà thường dân, một thí sinh trên đường vào kinh đô dự thi gặp bọn cướp hung dữ.

- Vân Tiên không quản ngại nguy hiểm xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp, cứu người bị nạn.

b. Vân Tiên từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga:

- Nghe người gặp nạn kể lại sư tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự.

- Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để đền ơn.

- Vân Tiên cương quyết từ chối (Quan niệm của chàng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : “ Làm ơn há để trông người trả ơn”. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.

3. Kết bài:

- Lí tưởng sống của Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân.

- Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Vân Tiên.

Bình luận (0)
Mỹ duyên Trương
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 20:05

đây không phải là lý tưởng sống của Lục Vân Tiên. nó cũng không phù hợp với thời nay

Bình luận (0)
Lê Đức Duy
Xem chi tiết
Diệu Anh
6 tháng 11 2018 lúc 12:46

 Hơn một trăm năm nay, có biết bao nhiêu người ưa thích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" vì trong đó có những nhân vật sống và hành động theo một phương châm cao quý được tác giả bộc lộ qua câu thơ sau:

 Nhớ người kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
   Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy. Nội dung câu này có thể hiểu là: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải anh hùng.

   Tư tưởng này thể hiện một lẽ sống cao thượng. Cao thượng bởi vì nó yêu cầu làm việc nghãi một cách vô điều kiện: làm việc nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước bất kì khó khăn không sợ thiệt thòi đến bản thân, không sự nguy hiểm, không mong được ca tung, không đợi được đền bù. Cao thượng bơi vì nó có ích cho đời. Nó cứu giúp người yếu đuối khi bị bức hại; nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó khăn, nó dám chống lại quyền uy kẻ giàu sang, bạo lực kẻ côn đồ để bảo vệ công lý. Đó là qua nđiểm đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa.

   Rõ ràng những người sống có lý tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là cao quý. Luc Vân tiên chỉ cần nghe tiếng kêu cứu của người bị nạn là xông vào giữa bọn cướp để cứu cho người khỏi nạn. Lục Vân Tiên chỉ kịp bẻ một cành cây bên đường làm vũ khỉ để "tả đột hữu xung" trước bọn cướp vừa đông đúc tàn bạo. Hoàn thành nhiệm vụ, chàng không những từ chối hành động trả ơn, còn từ chối cả thái độ biết ơn. Với chàng, sống trên đời, gặp việc như thế ai cũng phải hành động tùy sức mình. Những bạn chàng như Hớn Minh, Vương Tử Trực và cả Kiểu Nguyệt Nga nữa, trong những hoàn cảnh khác nhau, cũng đều hành động với tinh thần cao cả ấy.

   Trong lịch sử nước nhà, dã có không ít những tấm gương thấy việc nghĩa thì làm như thế. Chỉ riêng trong thời đại Nguyễn Đình Chiểu, trước cuộc xâm lăng của bọn thực dân Pháp, có biết bao sĩ phu đã đứng lên, cùng nhân dân đánh giặc theo tinh thần ấy. Nhiều khi họ biết thất bại là điều khó tránh nhưng vẫn làm. Tại sao? Vì cứu cho đất nước khỏi bị xâm lăng, que hương khỏi bị giày xéo là bổn phận của mọi công dân. Tinh thần vì nghĩa ấy mạnh mẽ đến nõi như người anh hùng Nguyễn trung Trực đã nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

   Lối sống "vì việc nghĩa", "sẵn sàng làm việc nghĩa" ấy vẫn là một lối sống đáng ca ngợi trong thời đại chúng ta. Nếu có điều cần làm rõ và nhấn mạnh trong lối sống ấy thì đó là: cần xác định thế nào là việc nghĩa. Việc nghĩa phù hợp chính nghĩa của thời đại, việc có ích cho nước, có lợi cho dân. Bởi thế, Lê Văn Tám tự đốt mình làm ngọn đuốc để đốt cháy kho xăng giặc, Bế Văn Đàn lấy thân là mgias súng để bắn giặc, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ...

   Hôm nay trong cuộc sống bình thường, có những thanh niên bình thường, một anh xích lô, một anh dân phòng, dám một mình đánh cướp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Có những người, không sợ thù oán, dá, dũng cảm tố cáo tôi ác bọn lưu manh hay những kể lộng quyền. họ chính là những Lục Vân Tiên thời này ....

   Sống cao thượng, sống anh hùng bao giờ cũng là lối sống hấp dẫn thế hệ trẻ chúng ta. Nhưng không phải chờ đến việc anh hùng mới có thể sống theo lối sống anh hùng. Không phải đợi đến việ lớn mới làm việc nghĩa. Có những việc nghãi rất bình thường. Phải biết làm và tập làm việc nghĩa từ những việc nhỏ nhặt như thế. Dắt một em bé, một người già, một người tàn tật qua đường, tham gia dạy một lớp học tình thương, chia sẻ với các em bé mồ côi món tiền ăn sáng của mình, tham gia một đợt công tác cứu trợ xã hội, ... tất cả đều là việc nghĩa.

   Dân tộc Việt nam là một dân tộc giàu nhân nghĩa. Tuy không phải ai cũng trở thành anh hùng nhưng lối sống anh hùng sẵn sàng làm việc nghĩa là lối sống chung của đại đa số nhân dân ta. Lối sống đẹp đó dã trở thành phẩm chất đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam.

k nhé

Bình luận (0)
Lê Đức Duy
6 tháng 11 2018 lúc 12:41

Ko quá 10 dòng nhé mn!

Bình luận (0)
nguyễn thị kim huyền
6 tháng 11 2018 lúc 20:05

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

“Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Tự phủ định để đi khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa là đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.

Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quvết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc nghĩa là lẽ sống cao đẹp của mình, sẵn sàng đem tài năng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng người. Đạo lí nhân dân đề cao và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy việc nghĩa mà không làm, dửng dưng trước nỗi đau buồn, bất hạnh của đồng loại, thì nhửng kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phải gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và sự mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính.

Hai câu thơ:“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi /Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” nêu lên một quan niệm về anh hùng rất đúng đắn, tích cực.

Nhân nghĩa là nội dung đạo lí nhân dân. Người có nhân nghĩa mới được nhân dân quý mến, kính trọng. Người anh hùng sống và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, đem tài năng bảo vệ nhân dân, đó là con người nhân nghĩa.

Bọn bất lương, lũ hung tàn bạo ngược thì bất nhân bất nghĩa. Vì nhân nghĩa mà phải chống lại bạo ngược hung tàn. Muốn chống lại cái ác, chống lại cường quyền, bạo ngược đâu dễ mà ai cũng làm được? Phải có lòng dũng cảm và quyết tâm như sắt đá, phải có tài năng mưu trí, dám xả thân vì việc nghĩa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng - Làm được thế, có phẩm chất như thế mới xứng đáng là anh hùng. “Xả thân, thủ nghĩa” là phương châm xử thế của tráng sĩ xưa nay.

Bình luận (0)
thảo vũ
Xem chi tiết
Kieu Diem
4 tháng 12 2019 lúc 21:34

câu 1

Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.

Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.

Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.

Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân tươi đẹp.


câu 2

Hơn một trăm năm nay, có biết bao nhiêu người ưa thích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" vì trong đó có những nhân vật sống và hành động theo một phương châm cao quý được tác giả bộc lộ qua câu thơ sau:

Nhớ người kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy. Nội dung câu này có thể hiểu là: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải anh hùng.

Tư tưởng này thể hiện một lẽ sống cao thượng. Cao thượng bởi vì nó yêu cầu làm việc nghãi một cách vô điều kiện: làm việc nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước bất kì khó khăn không sợ thiệt thòi đến bản thân, không sự nguy hiểm, không mong được ca tung, không đợi được đền bù. Cao thượng bơi vì nó có ích cho đời. Nó cứu giúp người yếu đuối khi bị bức hại; nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó khăn, nó dám chống lại quyền uy kẻ giàu sang, bạo lực kẻ côn đồ để bảo vệ công lý. Đó là qua nđiểm đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa.

Rõ ràng những người sống có lý tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là cao quý. Luc Vân tiên chỉ cần nghe tiếng kêu cứu của người bị nạn là xông vào giữa bọn cướp để cứu cho người khỏi nạn. Lục Vân Tiên chỉ kịp bẻ một cành cây bên đường làm vũ khỉ để "tả đột hữu xung" trước bọn cướp vừa đông đúc tàn bạo. Hoàn thành nhiệm vụ, chàng không những từ chối hành động trả ơn, còn từ chối cả thái độ biết ơn. Với chàng, sống trên đời, gặp việc như thế ai cũng phải hành động tùy sức mình. Những bạn chàng như Hớn Minh, Vương Tử Trực và cả Kiểu Nguyệt Nga nữa, trong những hoàn cảnh khác nhau, cũng đều hành động với tinh thần cao cả ấy.

Trong lịch sử nước nhà, dã có không ít những tấm gương thấy việc nghĩa thì làm như thế. Chỉ riêng trong thời đại Nguyễn Đình Chiểu, trước cuộc xâm lăng của bọn thực dân Pháp, có biết bao sĩ phu đã đứng lên, cùng nhân dân đánh giặc theo tinh thần ấy. Nhiều khi họ biết thất bại là điều khó tránh nhưng vẫn làm. Tại sao? Vì cứu cho đất nước khỏi bị xâm lăng, que hương khỏi bị giày xéo là bổn phận của mọi công dân. Tinh thần vì nghĩa ấy mạnh mẽ đến nõi như người anh hùng Nguyễn trung Trực đã nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

Lối sống "vì việc nghĩa", "sẵn sàng làm việc nghĩa" ấy vẫn là một lối sống đáng ca ngợi trong thời đại chúng ta. Nếu có điều cần làm rõ và nhấn mạnh trong lối sống ấy thì đó là: cần xác định thế nào là việc nghĩa. Việc nghĩa phù hợp chính nghĩa của thời đại, việc có ích cho nước, có lợi cho dân. Bởi thế, Lê Văn Tám tự đốt mình làm ngọn đuốc để đốt cháy kho xăng giặc, Bế Văn Đàn lấy thân là mgias súng để bắn giặc, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ...

Hôm nay trong cuộc sống bình thường, có những thanh niên bình thường, một anh xích lô, một anh dân phòng, dám một mình đánh cướp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Có những người, không sợ thù oán, dá, dũng cảm tố cáo tôi ác bọn lưu manh hay những kể lộng quyền. họ chính là những Lục Vân Tiên thời này ....

Sống cao thượng, sống anh hùng bao giờ cũng là lối sống hấp dẫn thế hệ trẻ chúng ta. Nhưng không phải chờ đến việc anh hùng mới có thể sống theo lối sống anh hùng. Không phải đợi đến việ lớn mới làm việc nghĩa. Có những việc nghãi rất bình thường. Phải biết làm và tập làm việc nghĩa từ những việc nhỏ nhặt như thế. Dắt một em bé, một người già, một người tàn tật qua đường, tham gia dạy một lớp học tình thương, chia sẻ với các em bé mồ côi món tiền ăn sáng của mình, tham gia một đợt công tác cứu trợ xã hội, ... tất cả đều là việc nghĩa.

Dân tộc Việt nam là một dân tộc giàu nhân nghĩa. Tuy không phải ai cũng trở thành anh hùng nhưng lối sống anh hùng sẵn sàng làm việc nghĩa là lối sống chung của đại đa số nhân dân ta. Lối sống đẹp đó dã trở thành phẩm chất đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Diệu Anh Hoàng
Xem chi tiết
tamanh nguyen
29 tháng 8 2021 lúc 23:41

Tham khảo: https://kenhbaitap.com/phan-tich-cau-tho-nho-cau-kien-nghia-bat-vi-lam-nguoi-the-ay-cung-phi-anh-hung

Bình luận (0)